Người trẻ phải biết điều này để có nhiều tiền hơn

Bạn nên nhớ Tiết kiệm tiền là bước đầu tiên để xây dựng trong quá trình quản lý tài chính để đạt đến sự giàu có.
Chúng ta đều biết tiết kiệm tiền là quan trọng, nhưng nhiều người trong chúng ta phải vật lộn với tâm trí mỗi ngày để có thực hiện được.
Dưới đây là chín cách để giúp bạn bắt đầu tiết kiệm tiền nhiều hơn ngày hôm nay.

1. Ghi lại thu nhập và chi tiêu của bạn
Bạn có biết chính xác mỗi tháng bạn dư được bao nhiêu tiền?
Có người sẽ trả lời “tiền còn không đủ tiêu thì làm sao có dư”, vấn đề của bạn là bạn chẳng hề biết 
Nhiều người biết số trên tiền lương cuối cùng của họ, nhưng lại không biết số tiền mình chi ra bao nhiêu và chi vào đâu. Họ không thể kiểm soát được việc chi tiền mỗi tháng chỉ vì:
Lười ghi chép lại các chi tiêu trong ngày: khi bạn không cập nhật thường xuyên những khoản chi tiêu trong ngày sẽ khó nắm bắt được tình hình tài chính và cản trở việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm của mình.
Không quản lý dòng tiền: điều này sẽ dẫn đến tình trạng cuộc sống bạn khó khăn vì đôi khi phải lựa chọn giữa tiết kiệm và những việc quan trọng tốn nhiều tiền tại một thời điểm nào đó.
Lúc nào cũng cảm thấy lung túng khi tiền của bạn vơi đi nhanh chóng và bạn rơi vào tình trạng lo lắng. Điều này chẳng nghe chẳng vui vẻ tí nà

2. Thiết lập mục tiêu rõ ràng
Đặt mục tiêu không cụ thể: bạn chỉ đặt mục tiêu chung chung là tiết kiệm được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Không đề ra mục tiêu cụ thể sẽ làm cho bạn không thực hiện nghiêm chỉnh và làm giảm hiệu quả.
Bạn có thể đặt mục tiêu cụ thể như sau: “tôi cần tiết kiệm số tiền 2 tỷ trong 10 năm nữa để nghỉ hưu sớm”, “tiết kiệm tiền để 3 năm nữa có được số tiền 2 tỷ mua căn hộ VinCity”. Mục tiêu cần rõ cần về con số, thời gian và mục đích sử dụng tiền tiết kiệm.

3. Lập danh sách mua sắm
Lập danh sách các khoản thu nhập và chi tiêu của bạn mỗi tháng là điều quan trọng để bắt đầu
Việc mua hàng theo danh sách giúp bạn đảm bảo về chi tiêu và sẽ không mất tiền cho những thứ không cần thiết. Điều quan trọng là phải loại bỏ các khoản chi tiêu cần thiết và cắt giảm chi tiêu phù phiếm để đồng thời tăng tiết kiệm.

4. Áp dụng quy tắc 50/30/20
Để bắt đầu, hãy dành ra không quá một nửa thu nhập của bạn cho những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Bao gồm chi phí ăn uống, tiền thuê nhà, tiền điện nước, hóa đơn cáp truyền hình và internet, chi phí xăng hoặc chi phí di chuyển khác…. Có vẻ 50% là một tỷ lệ cao nhưng một khi xem xét những danh mục thuộc các chi phí cần thiết bạn mới thấy con số đó có ý nghĩa.
Thiết lập ngân sách theo quy tắc 50-30-20
Bước tiếp theo là dành 20% lương để dành cho mục tiêu tài chính bao gồm tiết kiệm, trả nợ các khoản vay mua sắm, vay mua nhà, xe và đầu tư tài chính hoặc quỹ dự phòng. Danh mục này chỉ nên được bổ sung khi danh mục chi phí thiết yếu đã được xét đến và trước khi bạn kịp nghĩ đến bất cứ điều gì thuộc danh mục chi tiêu cá nhân.

5. Tiết kiệm từ những hành động nhỏ nhất như:
Tắt bớt đèn hoặc thiết bị điện nếu không sử dụng đến.
Lựa chọn cửa hàng có chương trình giảm giá với những sản phẩm tương đương nhau.
Sử dụng thẻ thành viên để được ưu đãi nhiều hơn.
Tự nấu ăn để tiết kiệm và vệ sinh hơn đi ăn tiệm ở ngoài.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo những sản phẩm giảm giá như ở các trang rao vặt vẫn có để lựa được quạt phù hợp nhé

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

11 sai lầm bạn có thể mắc phải khi dọn dẹp mùa xuân

Những đặc điểm lựa chọn quạt trần tiết kiệm điện năm tới